THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TIẾP XÚC SONG PHƯƠNG VỚI LÃNH ĐẠO 24 NƯỚC TẠI HỘI NGHỊ COP21

Thứ 6, 04/03/2016 - 01:16 GMT+7 Lượt xem: 1687

Ngày 30/11, tại Paris, nhân dịp tham dự Hội nghị COP21, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo của 24 nước gồm Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Brazil, Hà Lan, Áo, Na Uy, Phần Lan, Chile, Iran, Cuba, Thailand, Campuchia, Philippines, Ukraine, Slovenia, Algeria, Bulgaria, Italy, Panama, New Zealand và Latvia.

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc thúc đẩy, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác thực chất và ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả với các nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn các nước về sự ủng hộ và giúp đỡ hiệu quả đối với sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam thời gian qua, đồng thời đề nghị các nước tiếp tục dành cho Việt Nam sự hỗ trợ lâu dài, thiết thực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời gian tới.

Thủ tướng cũng đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước; đồng thời đề nghị các nước đối tác tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các Cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp chủ động, tích cực vào việc gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển ở khu vực và trên thế giới; kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam liên quan đến Biển Đông.

IMG_2476[1] resize

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim

Lãnh đạo các nước bày tỏ sự khâm phục về những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam thời gian qua, đánh giá cao vai trò và uy tín của Việt Nam ở châu Á-Thái Bình Dương và trên trường quốc tế nói chung cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng; hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ với Việt Nam thời gian qua, khẳng định rất coi trọng và mong muốn thúc đẩy, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo các nước cũng trao đổi nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Đồng thời, cam kết tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, môi trường, hướng đến thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Lãnh đạo nhiều nước cũng bày tỏ sự đồng tình với lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

TTg tiep Chu tich Ngan hang TG2(1)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Bên lề phiên Đối thoại cấp cao  “Việt Nam chung tay cùng với các đối tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” chiều ngày 30/11 (theo giờ Paris), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, Tổng Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu và Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Tại cuộc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Thế giới đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt trong việc tiếp tục duy trì vốn ưu đãi cho Việt Nam lên gần 1,5 tỉ USD trong kỳ IDA 17. Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập thời gian tới.

Đánh giá về những thành tựu mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được thời gian qua, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong những nước tiên phong, là mô hình phát triển cho các nước. Việt Nam đã làm được rất nhiều điều tạo nên sự khác biệt cho đất nước”, và cho biết bản thân rất ấn tượng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, nhất là trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, Chủ tịch Jim Yong Kim cam kết Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ hết sức để quá trình chuyển đổi của Việt Nam diễn ra thành công, tiếp tục sát cánh cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu 2030.

Tiep Giam doc co quan phat trien Han Quoc 2

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Tại cuộc tiếp Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ và ủng hộ của KOICA trong các dự án phát triển của Việt Nam và đề nghị KOICA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và ứng phó biến đổi khí hậu, môi trường, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tịch KOICA cảm ơn Việt Nam đã mời tham dự phiên Đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; khẳng định Việt Nam là đối tác lớn nhất về cơ sở hạ tầng và phát triển của KOICA nói riêng và của Hàn Quốc nói chung; bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng năng lực thể chế, cơ sở dữ liệu thống kê và các vấn đề khác. Chủ tịch KOICA cam kết đóng góp nhiều hơn nữa cho Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường; sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong khâu xây dựng và chuẩn bị các dự án phát triển.

TTg tiep TGD dieu hanh quy moi truong toan cau3

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Naoko Ishii, Tổng giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc gặp với bà Naoko Ishii, Tổng giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu dành cho Việt Nam thời gian qua; khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm lớn để giải quyết vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường; cho biết thời gian qua, với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã giải quyết hiệu quả và tích cực nhiều vấn đề môi trường đang ngày càng gia tăng về quy mô và mức độ phức tạp như vấn đề hoá chất, chất thải nguy hại, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy thoái đất, nguồn nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quỹ Môi trường toàn cầu quan tâm hỗ trợ các dự án của Việt Nam trong lĩnh vực môi trường để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững mà các nước phải thực hiện từ năm 2016.

Bà Naoko Ishii khẳng định mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong phát triển đô thị bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; chia sẻ quan ngại về vấn đề nước biển dâng. Đồng thời, cam kết sẽ xem xét đề nghị hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện các biện pháp để giúp Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu và nỗ lực hợp tác với các nước khu vực Mekong tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Theo CTTĐT Chính phủ

Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

zolBuI
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6285650
Liên kết trang