Hà Nội: 71% số giếng khoan có chứa chất ô nhiễm vượt mức cho phép

Thứ 2, 09/04/2018 - 14:22 GMT+7 Lượt xem: 73

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Vietnam+)Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

​Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tình trạng ô nhiễm phốt phát đang có xu hướng tăng theo thời gian. Tại khu vực Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng ô nhiễm phốt phát cao hơn mức cho phép (0,4 mg/l) hiện chiếm tới 71%.

​Còn tại khu vực khác như Hà Giang, Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 15-20 mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.

Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm quá mức ở tầng hologen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l.

Đặc biệt, vùng nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài thực trạng ô nhiễm nguồn nước dưới đất, báo cáo nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cũng cho biết, tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông.

Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Đối với nước ngầm, vấn đề ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm tới hàng nghìn lần.

Theo nhóm ghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn đánh giá thiệt hại cho ô nhiễm hay vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt đối với việc khoanh vùng ảnh hưởng, lượng hoá thiệt hại về mặt sức khoẻ, sinh kế của người dân.

Vì thế, việc quy định bồi thường thiệt hại xảy ra ô nhiễm còn chưa triệt để, thiếu đầy đủ cả về mức độ tài chính và đối tượng được bồi thường./.

HÙNG VÕ

(VIETNAM+)

 

Tags: sông Nhuệ
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

u2oXig
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6285931
Liên kết trang