Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thành trồng rừng thay thế trong năm 2015

Thứ 4, 20/05/2015 - 09:29 GMT+7 Lượt xem: 14

​Để góp phần bảo vệ và phát triển rừng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đặc biệt là sang đầu tư xây dựng các công trình thủy điện phải hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015 đồng thời, hỗ trợ giải quyết đất đai để trồng lại rừng trên địa bàn.

​Đối với các dự án, Chủ đầu tư đã nộp tiền về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh thì phải khẩn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để bố trí trồng rừng ngay không để tồn quỹ.

Trường hợp địa phương không còn quỹ đất thì phải khẩn trương nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch bố trí cho các tỉnh khác.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Ủy ban Nhân dân các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18/2/2014 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 2/CT-TTg ngày 24/1/2014 và văn bản số 10065/VPCP-KTN ngày 16/12/2014 của Văn phòng Chính phủ.

Trước đó, theo báo cáo từ các địa phương, tính đến tháng 12/2014, cả nước mới chỉ có 28/55 tỉnh, thành phố trồng được 7.191 ha rừng thay thế. Diện tích trồng trong năm 2014 là 4.648 ha (đạt 35% tiến độ kế hoạch năm), trong đó diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện là 2.445 ha (đạt 22% kế hoạch), các dự án khác 2.203 ha (đạt 104% kế hoạch).

Các địa phương tích cực, chủ động triển khai, đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế theo tiến độ kế hoạch năm 2014, gồm: Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum. Các địa phương có diện tích trồng rừng thay thế lớn, nhưng chưa trồng là Lai Châu, Thanh Hóa, Gia Lai, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Phước, Trà Vinh. Các địa phương có diện tích trồng rừng thay thế lớn, nhưng đạt kết quả thấp: Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Lạng Sơn,…

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả trồng rừng thay thế đạt thấp trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân như các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và chủ dự án chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện trồng rừng thay thế; các cơ quan quản lý lâm nghiệp và chính quyền địa phương buông lỏng hoạt động kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh trong quá trình thực hiện trồng rừng thay thế đối với chủ các dự án../.

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

uC8APo
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6286594
Liên kết trang