Bộ TN&MT: Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Thứ 3, 19/05/2015 - 09:30 GMT+7 Lượt xem: 23

Chiều 18/5, tại Hà Nội, nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Với vai trò là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT) bền vững, công tác nghiên cứu KH&CN của Bộ TN&MT đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp quan trọng cho việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.

KH&CN trong lĩnh vực môi trường giữ một vị trí quan trọng trong việc thiết lập các cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hoặc giải pháp công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác BVMT.

Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý nhà nước trong công tác BVMT, thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, các đề tài, nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực môi trường của Bộ TN&MT được tập trung thực hiện theo bốn hướng chủ yếu, bao gồm: nghiên cứu về xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, hệ thống quản lý trong BVMT; nghiên cứu về quy hoạch, dự báo, quan trắc và kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; nghiên cứu về các mô hình, công nghệ giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu về cải thiện môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Cụ thể, Bộ TN&MT đã nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình phân tích kim loại nặng (asen, chì, đồng, kẽm, sắt, cadimi, crom, mangan) và hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ trong sinh vật hai mảnh vỏ phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm của Tổng cục Môi trường nói riêng và hướng tới áp dụng cho các phòng thí nghiệm của Việt Nam; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật quản lý về BVMT tại các cơ sở nghiên cứu hóa học, sinh học; rà soát, chuyển đổi và xây dựng mới 44 quy chuẩn Việt Nam, trong đó có 14 quy chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường xung quanh, 30 quy chuẩn Việt Nam về  chất thải …

Luật BVMT năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 … đều được xây dựng với sự đóng góp tích cực của các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN gắn kết với thực tiễn quản lý. 

Kết quả nghiên cứu KH&CN theo bốn hướng nêu trên đã có những đóng góp tích cực như cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và kế hoạch hành động BVMT; góp phần nâng cao năng lực quan trắc môi trường; dự báo, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng, khắc phục suy thoái, phòng chống sự cố, thảm họa môi trường; sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

Tuy đạt được những thành tựu quan trọng như trên song hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vẫn còn hạn chế, thị trường công nghệ môi trường chậm được hình thành, năng lực, trình độ công nghệ, kỹ thuật, thiết bị BVMT còn lạc hậu và chưa đáp ứng nhu cầu BVMT thực tiễn.

Trong thời gian tới, hoạt động nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực môi trường cần tập trung ưu tiên giải quyết một số nhiệm vụ như nghiên cứu để phục vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về BVMT, trước mắt, cần tập trung nghiên cứu xây dựng Luật Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải, Luật Không khí sạch, Luật Kiểm soát ô nhiễm nước …; nghiên cứu luận cứ khoa học, làm rõ một số vấn đề mới và các nội dung có liên quan nhằm phục vụ triển khai Luật BVMT 2014 và công tác quản lý nhà nước về an ninh môi trường, sức chịu tải môi trường, kiểm toán môi trường …

(VEA)

 

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

4UG75i
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6286604
Liên kết trang